Saturday, April 24, 2010

Giọt Lệ Cho Tháng Tư ... - HoàiThươngTrang

 Giọt Lệ Cho Tháng Tư ...





Giọt Lệ Cho Tháng Tư ...

Khóc đi Em...
Một giọt lệ này
Khóc đi Anh ...
Cuộc đời thương vay
Khóc đi Người ...
Còn gì trong tay
Quê hương mình...
Chịu nhiều đắng cay

Tháng Tư Đen ...
Hãy đốt ngọn đèn
Tháng Tư Đen ...
Chẳng bao giờ quên
Tháng Tư Đen ...
Có người viễn xứ
Ôm nỗi sầu ...
Hận Tháng Tư Đen

Khóc đêm thâu ...
Khóc loài quỷ đỏ
Đến bao giờ ...
Trả lại Tự Do
Cho cuộc đời ...
Việt Nam ấm no
Cho Mẹ tôi ...
Thôi hết đợi chờ

Tháng Tư Đen ...
Buồn như phố chợ
Lạc loài ôi ...
Dấu bước trẻ thơ
Tháng Tư Đen ...
Vĩa hè đứng ngó
Những giọt mưa ...
Sầu vỡ ngẩn ngơ

Khóc đi Em...
Một giọt lệ này
Khóc đi Anh ...
Cuộc đời thương vay
Khóc đi Người ...
Còn gì trong tay
Quê hương mình...
Chịu nhiều đắng cay !


Thơ HoàiThươngTrang
04.30.2010
_________________
HoàiThươngTrang

Cuộc đời còn có bao nhiêu
Hững hờ chi để ưu phiền vấn vương
Để trăng tàn đổ xuống đường
Cô đơn chân bước tiếc thương bóng hình...

Buồn ơi Tháng Tư - Hoài ThươngTrang

 Buồn ơi Tháng Tư





Buồn ơi Tháng Tư

Đếm ngày nhắc lại chuyện xưa
Chuyện buồn đất nước tưởng vừa hôm qua
Xót xa dĩ vãng nhạt nhoà
Đôi bờ nỗi nhớ quê nhà xa xôi

Hơn ba mươi năm qua rồi
Còn đây ngày cũ buồn vui trải sầu
Tóc Mẹ giờ đã bạc màu
Môi em nhuộm đỏ phấn son tủi hờn

Tháng Tư Đen . Phố ngẩn ngơ
Lạnh lùng nước mắt đợi chờ bóng quen
Đại dương sóng vỗ đêm đen
Muôn ngàn tiếng khóc gọi tên nhớ Người

Ngày Ba Mươi Tháng Tư ơi
Một ngày đất nước tả tơi linh hồn
Mẹ Việt Nam - Nhớ thương ơi
Bao giờ mới hết cuộc đời lưu vong ?


Thơ Hoài ThươngTrang
Tháng Tư - 2010
_________________
HoàiThươngTrang

Cuộc đời còn có bao nhiêu
Hững hờ chi để ưu phiền vấn vương
Để trăng tàn đổ xuống đường
Cô đơn chân bước tiếc thương bóng hình...

NGƯỜI “MAY” ÁO QUAN - Ý Nga

____________________________________________


NGƯỜI “MAY” ÁO QUAN
____________________________________________


Viết thay nén hương đưa tiễn một Người Lính.


Tôi là lính ra tù không manh áo


Vượt qua bao lửa máu tìm bình an,


Mưu sinh nghề đánh bóng những áo… quan


Đổi bát gạo nuôi đàn con nheo nhóc.






Mỗi chiếc “áo” làm ra tôi đều khóc


Nhớ bạn bè đất Bắc da bọc xương


Chiếu rách tìm, dù nhỏ hẹp tầm thường


Cũng không có bọc xác thân cùng cực.






Tay xóc dằm, gò từng manh… ký ức


Đóng, đục, cưa cho người lạ nằm vừa,


Lót vải êm bao hòm gỗ cài hoa


Và nước mắt cứ ứa… ngày bi lụy.






Tôi sáng, tối gò từng manh gỗ quý


Thương bạn thân, những thằng đã ra đi


Xót vợ hiền tần tảo bao hiểm nguy


Nuôi con dại chờ chồng, không thấy mặt.






Ngày em mất trời mưa râm bi đát


Hai thằng con ráp những mảnh ván giường


Giữa ruộng nương “kinh tế mới”, thắp hương


Nhường mẹ… ngủ bình an nơi cõi Phật.






Tôi may áo, áo cho người hoàn tất


Mà dân tôi áo rách đỏ “thiên đường”


Người lạ xa, thân được tẩm thơm hương


Xong một áo, áo nào tôi cũng khóc!






Tôi may áo bằng mưu toan đại cuộc


Buộc thân tàn phải âm ỷ lòng son


Dạy các con: -Chiếc Áo Mộng chưa tròn


Còn ấm áp, phải yêu hoài Tổ Quốc!


Ý Nga, 2.1.2010.

Tháng Tư Thuở Ấy - Hoàng Oanh



Tháng Tư Thuở Ấy - Hoàng Oanh

_________________
Vietnam Library Network
http://www.vietnamlibrary.net

Sài gòn Ơi Vĩnh Biệt - Nam Lộc


Sài gòn Ơi Vĩnh Biệt - Nam Lộc

_________________
Vietnam Library Network
http://www.vietnamlibrary.net

Đêm nhớ về Sài gòn - Vũ Khanh




Đêm nhớ về Sài gòn
Vũ Khanh


_________________
Vietnam Library Network
http://www.vietnamlibrary.net

Đi Giữa Rừng Cờ Vàng - Cát Biển, Phan Ni Tấn,Trân Châu, Lan Hương, Như Ngọc Hoa, Xuân Thanh, Vũ Hùng, Cẩm Sa


Đi Giữa Rừng Cờ Vàng
4.857145
Average: 4.9 (7 votes)
Đi Giữa Rừng Cờ Vàng
Thơ Cát Biển
Nhạc Phan Ni Tấn
Hòa âm Trân Châu
Hợp ca: Lan Hương, Như Ngọc Hoa, Xuân Thanh, Vũ Hùng, Cẩm Sa
Thu âm & mix: Quốc Toản

Màu cờ vàng ba sọc đỏ
Thắm tươi tình đất Việt Nam
Như cha ông vẫn thường thiết tha
Chết một lần hãy sống cho vinh quang

Màu cờ vàng ba sọc đỏ
Sáng tươi tình nước Việt Nam
Đây quê cha vẫn đầy bão giông
Quyết một lòng gìn giữ quê hương ta

Đi giữa rừng cờ vàng
Ngày mới lên trên miền đất hứa
Nghe trong lòng rộn ràng
Vì có em phất cao ngọn cờ

Giữa lòng thủ đô
Mắt người ngời sáng
Phất ngọn cờ lên !

Màu cờ vàng ba sọc đỏ
Sáng trên màu áo của em
Lời hào hùng đi từ trái tim
Quyết một lòng thề chết cho quê hương

Người gọi người trong lòng nở
Đóa hoa rực rỡ Việt Nam
Người cùng người đi từ máu xương
Có màu cờ nhuộm thắm sử xanh

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Cờ vàng ba sọc đỏ được dùng làm quốc kỳ cho Nước Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Ðại thành lập năm 1948. Lá cờ này cũng được tiếp tục dùng cho Nước Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Ðình Diệm thành lập ngày 26/10/1956.
Từ sau năm 1975, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn tiếp tục tung bay tại các trại tị nạn ở Ðông Nam Á và tại những nơi định cư của người Việt chống chế độ độc tài Cộng Sản.
Cờ vàng ba sọc đỏ có mặt trong hầu hết các buổi sinh hoạt tập thể, có tính hội đoàn và cộng đồng, kể cả văn hoá, xã hội, tôn giáo, v.v. của người Việt ra đi từ miền Nam. Hơn ba mươi năm qua, việc sử dụng cờ vàng ba sọc đỏ như một ngọn cờ tụ nghĩa và đấu tranh đã và đang đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hóa giải những xung khắc trong cộng đồng người Việt và khiến cho cờ đỏ sao vàng hầu như không có chỗ đứng công khai và trước đám động tại hải ngoại.
Tinh thần cờ vàng ba sọc đỏ là tinh thần chính nghỉa Tự Do của Người Việt Tị Nạn khắp nơi cùng nêu cao.
DiGiuaRungCoVang HopCa 700x525.jpg
Di Giua Rung Co Vang PNT CB MusicSheet.jpg

Tháng Tư Đen..! - Lyricist: Sao Linh

 Tháng Tư Đen..!
Cover (front)
Thang Tu Den 001.jpg
Thang Tu Den 002.jpg

Tuesday, April 20, 2010

Tháng Tư nỗi buồn tạm dụng - thiều minh

Tháng Tư nỗi buồn tạm dụng

Ra đi tháng Tư năm đó,
đâu ai biết cuộc tình mình ly tan.
anh hụt hẫng giữa dòng đời,
theo con nước chảy vào lòng biển rộng.

Có những buổi chiều vắng em,
một mình anh đếm bước chân hoang dại.
doanh trại đèn mờ hắt hiu(1)
theo chân dòng người tìm đất tạm dụng.
tháng ngày qua còn gì ý nghĩa,
khi tên mình đổi ngược trước thành sau.(2)

Anh sẽ kể cho em nghe:
Idea xưa "Tình già" chỉ hai mươi, (3)
nay tình mình dang dở bốn mươi năm.

Anh sẽ kể cho em nghe:
Idea thiên hùng ca những người đi giữ nước,
nhà tan, hào khí vẫn ngút ngàn.
ra trại giặc như chỗ hư không, (4)
khi đạn thù xuyên qua tim,
mặt vẫn tươi cười đầy nét ngạo mạn.

Rồi anh sẽ kể cho em nghe:
thiên trường ca của những người tị nạn,
Idea "vượt sóng" - thây vùi biển lạnh,
chân trời mới, là tin yêu hạnh phúc.

Đất nước mình buồn hiu vạn thuỡ,
biết bao giờ chín mươi triệu dân
an lành, hoan lạc, yên vui...
như bao thuở thanh bình thời lập quốc!



(Title: Tháng Tư nỗi buồn tạm dụng, Artist &Harmonist: Quốc Toản, Lyricist: thiều minh)
Flash:Dieu Huyen THDuyTan 

thiều minh
tháng Tư năm thứ ba mươi lăm

_____________________________________________
Bị chú:
(1)Doanh trại tị nạn 1975
(2)Khi làm hồ sơ nhập cư quốc gia mới, tên đổi trước họ
(3)"Tình Già" thơ cụ Phan Khôi,với cuộc tình dang dở hai mươi năm
(4)Trung Úy LCP(Võ Bị Dalat) sau tháng 4 1975, đã ngang nhiên bước ra cỗng trại tù để nhận những lằn đạn trực xạ của quân thù.







 










_________________
Vietnam Library Network
http://www.vietnamlibrary.net

Locations of visitors to this page

Danh sách "ANH HÙNG HÀO KIỆT TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM": Quy31 Suu Tam

Danh sách "ANH HÙNG HÀO KIỆT TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM": Tuẫn Tiết - Bức Tử - Tử Hình - Tạ Thế, trong trại tù Cộng Sản sau 30 tháng tư 1975



1. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh SĐ5BB Khoá 2/TVBQGVN (khóa 2 Lê Lợi - trường Võ bị Địa phương Huế) - Tuẫn Tiết 30/4/1975.
2. Ðại tá Hồ Hồng Nam (Tổng Cục CTCT) Khoá 3/TVBQGVN - Vừa được tha về năm 1978 thì chết tại bệnh viện.
3. Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh SĐ7BB Khoá 7/TVBQGVN - Tuẫn Tiết 30/4/1975.
4. Thiếu tướng Phạm Văn Phú tư lệnh QĐ2 Khoá 8/TVBQGVN - Tuẫn Tiết 30/4/1975.
Nt Nguyễn Bá Thìn (Thủ khoa Khoá 8) Khoá 8/TVBQGVN Chết trong tù (mộ phần còn ở Đồi Cây Khế, Yên Bái).
Th/Tá Ðoàn Kỳ Long (Tổng Nha Cảnh Sát) Khoá 10/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù số 4 Xã Yên Lâm, Huyện Thiếu Yên, Thanh Hóa năm 79.


Th/Tá Huỳnh Văn Thọ Khóa 12/TVBQGVN Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, chết tại một trại tù Miền Bắc.
Tr/Tá Lư Tấn Cẩm Khóa 12/TVBQGVN Công Binh Sư Đoàn 18, mât tích trên đường biển khi vượt biên tháng 5 năm 1975.
Th/Tá Trịnh Xuân Đắc Khóa 12/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt biên.


Th/Tá Nguyễn Hữu Ðăng (Quận Trưởng) Khóa 13/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù K1, Tân Lập Vĩnh Phú năm 1979
Th/tá Lê Vĩnh Xuân ( Quân báo BKTĐ ) Khóa 13/TVBQGVN Tự sát cùng với vợ con ngày 30/4/75
Th/tá Hoàng Tâm (Quân Nhu) Khóa 13/TVBQGVN Tạ thế trong trại tù Hóc Môn 1976
Th/tá Hồ Đắc Của (Bộ Binh QĐ1) Khóa 13/TVBQGVN Trốn trại và bị hạ sát tại trại tù ở Miền Trung


Ðại Uý Nguyễn Thành Long Khóa 14/TVBQGVN Bị biệt giam rồi tự tử chết tại Nhà Tù Suối Máu năm 1978.
Th/Tá Tôn Thất Luân Khóa 14/TVBQGVN Tạ thế ở ngoài Bắc không rõ năm.
Thiếu tá Nguyễn Đỗ Tước Khóa 14/TVBQGVN - Tạ thế tại Làng Đá, tỉnh Yên Bái.
Tr/Tá Võ Tín Khóa 14/TVBQGVN Tạ thế tại đồi Cây Khế - xã Việt Cường - huyện Trấn Yên - tỉnh Hoàng Liên Sơn


Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông (Trung Đoàn Trưởng Tr/Đoàn 42, SĐ 22 BB) Khóa 16/TVBQGVN Tự sát tại tuyến Quy Nhơn.
Ðại Tá Đặng Phương Thành (Trung đoàn Trưởng Tr/Đoàn 12/SĐ 7 BB) Khóa 16/TVBQGVN Trốn trại, bị bắt lại và bị địch đánh chết tại trại tù Hoàng Liên Sơn (BV), trước mặt nhiều người tù nhân khác ...


Th/Tá Vũ Văn Kiêm (Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu Gia Ðịnh) Khóa
17/TVBQGVN Vượt ngục mất tích tại Trại Tù Bù Gia Mập Tháng 5, 1977. Tin tức do vợ là Vũ Nguyệt Ánh cung cấp.
Tr/Tá Huỳnh Văn Lượm (Lữ Ðoàn Phó TQLC) Khóa 17/TVBQGVN Rớt vào chảo nước sôi, chết tại trại tù Xuân Lộc Z30/A, khoảng năm 1983
Tr/Tá Võ Vàng (Liên Ðoàn Trưởng 9121 ÐPQ) Khóa 17/TVBQGVN Bị cộng sản bắn chết ở Cầu Bồng Miêu, Quảng Nam Tháng 4, 1976 rồi vu cho tội trốn trại.


Tr/Tá Phạm Văn Nghym Khóa 18/TVBQGVN Tạ thế tại trại tù Hoàng Liên Sơn.
Tr/Tá Hưng (Không rõ họ) Khóa 18/TVBQGVN Tạ thế tại mặt trận TIÊN PHƯỚC ,QUANG TÍN, ngày cuối cuộc chiến ( khoang tháng 2; 3/1975).


Ðàm Ðình Loan Khóa 19/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù Miền Bắc.
Nguyễn Văn Sinh Khoá 19/TVBQGVN Vượt ngục ở Bù Gia Mập rồi mất tích.
Tr/Tá Huỳnh Như Xuân Khoá 19/TVBQGVN Tạ thế tháng 12 năm 1979 tại trại tù Tiên -Lãnh ,tỉnh Quãng Nam
Th/Tá Trần Văn Hợp (T. Ðoàn Trưởng TÐ2 TQLC) Khoá 19/TVBQGVN Tạ thế vì ngộ độc tại Trại 5 Kiên Thành, Ngòi Lao, Yên Báy năm 1978.
Th/tá Trần Văn Bé (Phòng 2/TK Định tường) Khoá 19/TVBQGVN Vượt ngục Suối Máu , bị tử hình năm 1976
Th/tá Phạm Văn Tư (Phòng 2/TK Quảng tín) Khoá 19/TVBQGVN Vuợt ngục (cùng Trẩn Văn Bé) 1976, bi bắn tại hàng rào trại Suối Máu rồi tử thương vì không được chửa trị,
Th/tá Lê Trọng Tài Khoá 19/TVBQGVN Trốn trại Bù Gia Mập bị bắt và ám hại.
Tr/Tá Nguyễn Văn Bình Khoá 19/TVBQGVN Bị VC thủ tiêu tại Tiên Lãnh.
Tr/Tá Lý Văn Sơn (Quận Trưởng Lý Tín (Chu Lai) Quảng Tín Khoá 19/TVBQGVN Tử thương khoảng ngày 26/03/1975 tai Chu Lai


Th/Tá Nguyễn Ðức Nhị Khoá 20/TVBQGVN Tạ thế tại trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú năm 1981.
Nguyễn Ngọc Cang Khoá 20/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù Hoàng Liên Sơn.
Th/Tá Huỳnh Túy Viên (Quận Trưởng Ðầm Dơi) Khóa 20/TVBQGVN Bị cộng sản tử hình bằng cách cho người móc mắt ngay tại quận lỵ Tháng 5, 1975.
Th/Tá Tôn Thất Trân (TĐT/TĐ 327 Địa Phương Quân) Khóa 20/TVBQGVN Bị tên Thượng Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt Lê Văn Dậu, mang ra bờ rạch ở Bình Chánh hạ sát, sau ngày 30 tháng tư 1975.


Trung Tá Lê văn Ngôn - Khóa 21/TVBQGVN (chết tại tù Yên Bái).
Ðại Úy Hoàng trọng Khuê Khóa 21/TVBQGVN Bị tử hình tại Gò Cà , tỉnh Quãng Nam năm 1981
Ðại Úy Trịnh lan Phương Khóa 21/TVBQGVN Tự sát tại Phủ Tổng Thống
Th/Tá Đỗ công Hào Khóa 21/TVBQGVN Tự sát tại BTL/QĐ1


Ðại Uý Đoàn văn Xường(TĐP/TĐ38 BĐQ) Khoá 22/TVBQGVN Vượt ngục -Bị bắt lại, sau khi bị đánh đập dã man và bị cho chết khát (không được cho uống nước) trong phòng kiên giam của Trại 6/Nghệ Tỉnh.
Ðại Úy Huỳnh Hữu Đức Khoá 22/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1979.
Tr/Úy Võ Văn Xương TĐ6/TQLC Khóa 22/TVBQGVN (mất tích ?)
Đại Uý Nguyễn Hữu Thức K22/TVBQGVN (cựu ĐĐT/Đại Đội D SVSQ); mất tích năm 1977 tại Kà Tum, Tây Ninh sau khi trốn trại.
Trung uý Lương Thanh Thủy K22/TVBQGVN (cựu ĐĐT/Đại Đội C SVSQ) - Năm 1977 sau khi trốn trại bị bắt lại và bị đánh đến chết.


Th/Uý Hoàng Văn Nghị Khoá 23/TVBQGVN Trốn trại bị CS bắt đem đi xử bắn
Ðại Úy Nguyễn Thuận Cát (ĐĐT/TĐ39/BĐQ) Khoá 24/TVBQGVN Bị đánh đập cho đến chết tại trại: Ái Tử Bình Điền
Tr/Úy Tôn Thất Đường Khoá 24/TVBQGVN Tạ thế ngày 25-04-1976 trong vụ nổ kho đạn, tại trại tù Long khánh


Tr/Uý Nguyễn Ngọc Bửu (Ðại Ðội Trưởng TQLC) Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị bắn chết tại Ấp Tây Sơn , Ðắc Lắc ngày 19-11-80.
Đỗ Văn Điền Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị hành quyết.
Phạm Thế Dũng Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục bị bắt, chống cự bọn quản giáo mang cờ VNCH may quần đùi và bị Tử Hình
Hoàng Tấn Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục bị bắt, hành quyết tại Đà Lạt.
Đại úy Võ Văn Quảng (SD22BB) K25/TVBQGVN : bị chêt không rõ năm sau khi vượt ngục tại Hàm Tân.

Trung Úy Lý Công Pẩu (AET) Khóa 26/TVBQGVN Tử hình tại Trảng Lón Tây Ninh 1975.
Trung Úy Đặng Văn Khải (Biệt Động Quân) Khóa 26/TVBQGVN Trốn trại tại Phước Long 1978-79, mất tích.
Trung Úy Lê Văn Sâm (Thủy Quân Lục Chiến) Khóa 26/TVBQGVN Trốn trại tại Phước Long 1978-79, mất tích.
Trung Úy Trần Văn Năm (Thủy Quân Lục Chiến) Khóa 26/TVBQGVN - Trốn trại, thí mạng với địch bằng một quả lựu đạn để đồng đội chạy thoát trên đường về Dalat.
Trung Úy Phạm Truy Phong (Pháo binh 175 Quân Khu II) Khóa26/TVBQGVN - Mất trong trai giam Tống Binh sau 1975.
Trung Úy Nguyễn Sỹ (Bộ binh) Khóa 26/TVBQGVN - Mất tích trong trại giam sau 1975.
Trung Uý Nguyễn văn Trường (Nhảy Dù) Khóa 26/TVBQGVN, mất tích trong trại giam sau 1975.
TRung ÚY Nguyễn NGUYÊN HOÀNG Khóa 26/TVBQGVN trốn trại CÂY CẦY A (TÂY NINH) 1977-1978 bị bắn.


Th/Úy Bùi Thế Oanh (BĐQ) Khóa 27/TVBQGVN - Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980.
Thiếu úy Nguyễn Tánh (BDQ) K27/TVBQGVN - Sau 30/04/1975 tham gia Phục Quốc bị mất tích.
Thiếu úy Nguyễn Văn Hay (SD 25BB) K27/TVBQGVN - Bị mất tích sau 30/04/75.
Thiếu úy Nguyễn Văn Chung (SD 9BB) K27/TVBQGVN - Năm 1977 sau trốn trại bị bắt lại và bị đánh đến chết.


Th/Úy Trần Hữu Sơn Khóa 28/TVBQGVN - Bị đánh cho tới chết vì hô "Ðả Ðảo cs" tại Trại Bình Ðiền Huế.
Th/Úy Phạm văn Bê Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS (trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977).
Th/Úy Trần Văn Danh Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977.
Th/Úy Trần Hữu Được (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977.
Th/Úy Nguyễn Văn Chọn Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977.
Th/Úy Nguyễn Văn Sáng Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977.
Th/Úy Dương Hợp (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban - Tây Ninh năm 1977.
Th/Úy Nguyễn Gia Lê (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại tù Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980.
Th/Úy Nguyễn Trần Bảo Khóa 28/TVBQGVN - Mất Tích trên đường vượt trại tù Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980
Th/Úy Nguyễn Quốc Việt Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt biên 1980.
Th/Úy Trương Như Phục Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt biên 1980.


Th/Úy Trương Tráng Nguyên Khóa 29/TVBQGVN Uống 16 viên thuốc ngủ tự vận chết tại Trại Tù Ấp Vàng, Sóc Trăng.
Th/Úy Hà Minh Tánh Khóa 29/TVBQGVN - Bị vc bắn chết trong tù Trảng Lớn, Tây Ninh.
Thiếu úy Nguyễn Huế K29/TVBQGVN: mất tích năm 1977 sau khi trốn trạị
Th/Uý Trương Ðăng Hậu Cựu SVSQ//TVBQGVN - Tạ thế tại Trại Tù Hà Tây năm 1988.


Th/Tá Phan Ngọc Lương (SÐ1/BB) Cựu SVSQ//TVBQGVN - Tổ chức phục quốc bị tử hình tại Chín Hầm, Huế năm 1979.
Ðại/Úy Hoàng Trọng Khuê Võ Bị Quốc Gia - Bị xử bắn tại Huế năm 1975.
Tr/Uý Nguyễn Ngọc Trụ (Giảng Viên) Văn Hóa Vụ /TVBQGVN Bị xử bắn tại Trại An Dưỡng Biên Hòa năm 1977.
Tr/Úy Huỳnh Công Tiết (Giảng Viên) Văn Hóa Vụ /TVBQGVN Mất tích trên đường vượt trại tù CS (trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977)
Tr/Úy Nguyễn Văn Chung HLV/TVBQGVN - Tạ thế tại Trại Tù Nghệ Tĩnh không rõ năm.


Quy31 Suu Tam
_________________
Vietnam Library Network
http://www.vietnamlibrary.net

Tàu TRƯỜNG XUÂN

 Tàu TRƯỜNG XUÂN

  
   
30-4 sắp đến. xin mời  xem laị hình ảnh con tàu Trường Xuân năm 1975.

Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Ðan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Ðại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 34 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 35 năm sau (1975-2010 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Ðông: Chiêu Anh. (Shining Light).

* * *

Có con tầu nằm trên bến đỗ...

Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ 
Tàu Tr°Ýng Xuân
nhân Trần đình Trường. Hiện ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước.

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy.




Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Ðịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào cái tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.

Lúc đó thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 

hành khách, nhưng chưa có người nào.



Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.



Saigon hấp hối


Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cã 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.


Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Ðài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia , xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.

Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Ðài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng.

Ðó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.


Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ


Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai.


Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Ðứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên Trường Xuân.



MS Clara Maersk (Denmark) Mother and children.



Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.
Ðứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Ðứa bé mới chịu ra đời. Ðó là câu chuyện 34 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 35 năm sau vào tháng năm 2010.


Trở lại với Trường Xuân


Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề.


Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Ðủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do.

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Ðây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân.

Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Ðừng đưa nữa “.Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó.

Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào.

Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Ðây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly.

Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.

Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia.

Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”



Ông thuyền trưởng Nam Ðịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi.

Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người.

Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu.

Có thể Thượng Ðế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai. Ðó là con tàu Ðan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Ðan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Ðan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”

Ra đời giữa trời biển mênh mông

Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Ðứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Ðông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo.

Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Ðan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi.

Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Ðan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.

Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !

Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.

Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.

Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng. Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác. Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Ðan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi. Ðó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas.

Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.

Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Ðan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.

Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Ðại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.

Một thế hệ tương lai 


Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Gia nã Ðại có từ ngày đó.

Ðứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau.

“Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Ðó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Ðời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Ðan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Ðan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”

35 năm nhìn lại

Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2010 chúng ta có 35 năm nhìn lại. Mỗi năm chúng tôi sẽ chọn 1 nhân vật hay 1 sự kiện để giới thiệu.

Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.

Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Ðan Mạch.
Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù.

Chuyến đi của Trường Xuân

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen
Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 35 năm nhìn lại
Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.
Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua...
Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại...

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi...

QUỐC HẬN VONG QUỐC HẬN! - Nguyễn Hà Tịnh

  
 QUỐC HẬN
VONG QUỐC HẬN!
Nguyễn Hà Tịnh
 
 

 
 
 
Kính thưa quý đồng hương ở hải ngoại và đồng bào Việt nam ở quốc nội.
http://vietcatholic.net/pics/chiemdinh300475.jpg
Vào ngày này cách nay đúng 35 năm, với sự hung tàn của quân đội cộng sản Bắc Việt, từng phần lãnh thổ của Miền Nam thân yêu của chúng ta lần lượt bị cưỡng chiếm. Chắc đồng bào và quý đồng hương vẫn chưa quên được thãm cảnh nơi nào cộng quân kéo tới thì người dân nơi đó liều mình băng qua làn tên lưới đạn để tìm đường về với quân đội Quốc Gia.
 
Như một sự an bài nghiệt ngã của lịch sử dân tộc: Mảnh đất tự do cuối cùng rồi cũng rơi hoàn toàn vào tay việt cộng.
7B Road in 1975

Trong cảnh ly loạn của quê hương, trong sự tồn vong của cả một chính thể mà hàng triệu người con của Miền Nam nước Việt của nhiều thế hệ đã đổ bao xương máu để xây đắp và để giữ gìn nay bỗng chốc rơi hết vào tay quân cướp nước, thật đau thương, thật tang tóc.
Để giữ tròn khí tiết của người chiến sỹ Quốc Gia, trong những ngày cuối cùng của tháng tư đen năm 1975, đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chiến sĩ hữu danh và vô danh chọn cho mình cái chết liệt oanh để bảo toàn danh dự và tiết nghĩa của người chiến sỹ Quốc Gia khi đất nước rơi vào tay cộng phỉ.
http://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/di-tan2copy.jpg
Mà trong khả năng hạn hẹp, chúng tôi xin trích xuất dưới đây danh sách một số sỹ quan, hạ sỹ quan và binh sỹ đã “giữ nước, nước mất, mất theo nước, an dân, dân khốn, khốn với dân” để như một nén hương long kính dâng lên anh linh của các anh hùng dân tộc đã vị quốc vong thân trong tháng tư đen đầy tủi hờn đó của cả dân tộc: 
 http://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/di-tan31.jpg
DVMngay30-4-752.jpg image by phamthangvu2
Đối với bọn giặc cộng, những tên nô lệ một chủ thuyết ngoại lai thì ngày 30/4/1975 là ngày đại thắng, là ngày "thống nhất" đất nước, là ngày gian sơn gấm vóc Việt nam được thu về một mối để sẳn sàng dâng bán cho thiên triều Trung cộng.
 
Vâng! Trên bình diện địa lý ngày 30/4/75 là ngày lãnh thổ Việt nam thống nhất, nhưng về phương diện nhân tâm, ngày 30/4/1975 là ngày loạn lạc đối với cả 20 triệu người miền Nam thuở ấy. http://danluan.org/files/u2/9664aefeas.jpgVâng, và ngày 30/4/1975 cũng là ngày khởi đầu cho sự tan vở của một hệ thống chính trị nhồi sọ, giáo điều, bưng bít và một chiều của chủ nghĩa Cộng sản đối với nhân dân miền bắc khi họ vào miền Nam và chứng kiến được sự tự do và phồn thịnh của đồng bào mình mà suốt tròn 20 năm họ được đảg và nhà nước cộng sản và Hồ Chí Minh tuyên truyền rằng đồng bào miền nam đang đói rách đang lầm than, bởi họ luôn luôn bị “Ngụy kềm, Mỹ Hãm”.
http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/images/thuyennhan1132a.jpg

 
 
Vâng cũng từ chính cái ngày 30 tháng tư tang tóc đâu thương của một nữa dân tộc Việt nam đó, họ phát giác ra được rằng mình đã bị lừa dối, bị bịp bợm suốt 20 năm trời để nhiều thế hệ thanh niên là chồng, cha, là con em của họ đã hy sinh oan uổng máu xương cho mộng bá quyền của tập đoàn lãnh đạo Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn và cho những hoang tưởng về một tiên đường xã hội chủ nghĩa Việt nam.
 
Đối với đa phần ngừơi ngoại quốc bang quang trước cuộc chiến tranh Việt nam thì cho rằng vứi ngày 30/4/1975 đó, cuộc chiến Việt nam, một "cuộc chiến tranh ý thức hệ" giữa Đông và Tây giữa thế giới tự do và thế giới cộng sản đã kết thúc!
http://www.phanchautrinhdanang.com/30thang4/hinhanh_75L/Refugee_boat_sinking.jpg
Nhưng đối với chúng ta, những người Việt Quốc Gia và những chiến sỹ của QLVNCH, những người có tinh thần trách nhiệm trước quốc dân đồng bào, trước tiền đồ của quốc gia và vận mệnh của dân tộc thì cuộc chiến "hôm qua" vẫn còn đang tiếp diễn. http://www.vnbp.org/zMailgroup/P1000600.jpg
Bia tưởng niệm những người đã chết trên đường vượt biên dựng trong nghĩa trang trại tị nạn Galang, Indonesia, 1986. (ảnh Bùi Văn Phú)

 
 
Vâng, với chúng ta, ngày 30/4/1975 không phải là ngày kết thúc chiến tranh mà thực ra lại là ngày khởi đầu cho một cuộc chiến mới, có khác hơn chăng là cuộc chiến hôm nay không tiếng súng, không còn bom nổ đạn rơi... nhưng không phải vì thế mà cuộc chiến này không còn màu máu.

Máu! Máu! Máu! Vâng, kính thưa quý đồng hương, kính thưa toàn thể quốc dân đồng bào, máu của người chiến sĩ quốc gia vẫn đang chảy đổ và thấm đẫm trên quê hương Việt nam yêu dấu của chúng ta! Máu của các nhà dân chủ từ các ngục tối, các xà lim, các trại lao cải và tại các pháp trường vẫn tiếp tục đổ xuống để nhuộm thắm trên Đất Việt đầy biến động, tang thương trong suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước.
http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/images/thuyennhan1091a.jpg
 Kính thưa quý đồng hương, kính thưa toàn thể quốc dân đồng bào, những Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Hoàng Cơ Minh...và những anh hùng vô danh khác đã trở về từ hải ngoại, và máu của họ lại đổ, đầu lại rơi chỉ vì khát vọng cháy bỏng về một nền tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân Việt.http://www.vnfa.com/an09q2/vk_100.jpg
Ở trong nước, cũng đã có đến hàng ngàn chí sĩ bị chính quyền cộng sản bắt giam, tra tấn và hành hình trên khắp mọi nẽo đường quê hương, thân xác họ bị vùi lấp qua quýt không một nấm mồ, không một nén hương. Họ là những anh hùng không tên tuổi, anh linh họ vẫn còn phản phất đó đây trên khắp mọi miền đất nước.
 Và hiện nay khi các cộng đồng người Việt viễn xứ chúng ta chuẩn bị kỷ niệm ngày quốc hận 30/4 lần thứ 35 thì ở quốc nội, ngàn chiến sỹ dân chủ khác đang bị gông cùm tra tấn, tù đày vì họ đã dấn thân đấu tranh cho nền tự do, dân chủ và cho sự tồn vong của tổ quốc chúng ta sau ngày 30/4/năm 1975.
Kính thưa quý đồng hương, kính thưa toàn thể quốc dân đồng bào, có lẽ chưa một nơi nào trên thế giới, những  tù nhân chiến tranh bị xiềng xích, bị giam cầm và đọa đày khốc liệt và dài lâu như những tù nhân chiến tranh Việt nam trên đất nước do cộng sản Việt nam cai trị.
http://www.viettribune.com/vt/files/vol04num159/tu.jpg
Có lẽ trong chúng ta, hẵn nhiều người vẫn biết được rằng hiện nay trong các nhà tù của cộng sản Việt nam có đến hàng trăm chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị giam giữ trên hai mươi năm trời chỉ vì long yêu nước, yêu tự do và khí tiết anh hùng, hiên ngang và bất khuất của họ. Chúng tôi xin đơn cử hai trường hợp đặc biệt sau đây, để chúng ta thấy được thế nào là sự tàn bạo của Việt cộng.
Trường họp thứ nhất:

Tù nhân Trương văn Sương nguyên là Trung úy QLVNCH, anh đã bị bắt giam từ năm 1977 cho đến nay. Trong suốt thời gian tù tội, đã có đến gần trăm lần anh bị biệt giam, mà lần biệt giam lâu nhất kéo dài trên ba năm trời trong ngục tối. Hiện nay người tù bất khuất Trương Văn Sương vẫn đang bị giam giữ tại trại giam K1, Xã Ba sao, Huyện Kim Bảng, Thị Xã Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam, bắc phần Việt nam.
Trường họp thứ hai:

Tù nhân Nguyễn Hữu Cầu, nguyên đại úy QLVNCH, quê quán tại Kiên giang. Anh bị bắt giam từ giữa năm 1982 cũng chỉ bởi lòng yêu nước thương nòi và mong muốn giải phóng cho toàn dân tộc Việt nam thoát ách nô lệ cộng sản. Với sự trả thù tàn bạo của Việt cộng, bằng nhiều hình thức tra tấn dã man tàn bạo và vô nhân tính của lủ khát máu đồng loại cộng sản Việt nam, thân thể của người tù trung kiên, bất khuất Nguyễn Hữu Cầu hiện đã bị tàn phế, hai mắt anh đã bị mù lòa. Cũng như chí sỹ Trương Văn Sương, Việt Cộng nhiêù đã lần bắt anh Nguyễn Hữu Cầu phải cúi đầu nhận tội và xin đảng cộng sản khoan hồng. Man rợ hơn cả những lối tra tấn, nhục hình của thời Trung cổ, cơ quan an ninh của cộng sản Việt nam còn dung áp lực gia đình bắt các anh nhận tội, với lời hứa hẹn nhận tội thì được tha, được khoan hồng.Nhưng với khí tiết của Người Chiến Sĩ Quốc Gia lần nào chúng cũng được đáp trả bằng một thái độ cương quyết và tiếng KHÔNG, dù biết rằng tiếng KHÔNG đanh thép của các anh cùng với chs kiên cường bất khuất của các anh sẽ kết thúc quảng đời còn lại của mình trong chốn lao tù của cộng phỉ. Chí sỹ Nguyễn Hữu Cầu hiện đang bị biệt giam tại trại giam K2, Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thuộc Nam Phần Việt Nam.

Kính thưa quý đồng hương, kính thưa toàn thể quốc dân đồng bào, chúng ta, những người tị nạn cộng sản, có những người vừa mới đặt chân đến mãnh đất tự do này, có những người đã 1 năm, 3 năm, 5 năm và10 năm, thậm chí có nhiều thân hữu đã được sống trên thế giới tự do này trên 30 năm hay lâu hơn nữa. Tất cả chúng ta đều đang phải lưu vong vì chúng ta đã bị mất nước! Chúng ta đều là nạn nhân của cộng sản cướp nước, cướp mất tự do dân chủ và quyền làm người mà Thương đế đã ban cho mỗi một chúng ta! Vâng tất cả chúng ta đều là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản khát máu người sẳn sàng hy sinh cả dân tộc để phục vụ ngoại bang.

Hơn 80 triệu đồngbào của chúng ta đang bị chế độ cộng sản cai trị non ¾ thế kỷ rồi! Nhân phẫm của cả dân tộc chúng ta bị hạ thấp bị lăng nhục đến tận cùng sự khổ tủi của con người...bởi 3 triệu đảng viên cộng sản. Cả dân tộc Lạc Việt chúng ta vẫn hằng mơ một cuộc sống ấm no. hạnh phúc là viên mãn quyền được làm người, được sống như một con người.

Trên mảnh đất tự do này, giấc mơ của chúng ta đã đạt thành một nửa.

Vâng! Chúng ta chỉ dám nói giấc mơ của chúng ta chỉ đạt thành một nửa, một nửa thôi! Vì cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc. Thử hỏi, trong chúng ta có ai mà không bàng hoàng đau đớn khi nghĩ đến đồng bào mình còn đang nhục nhã khốn cùng dưới bàn xích xiềng dưới cùm gong dưới mũi sung AK của cộng sản? Càng nghĩ tới, chúng ta càng thêm kinh tỡm loài cộng phỉ Việt nam hơn, khi biết được rằng ở quốc nội, với đồng bào của chúng ta hiện nay “yêu nước cũng là một trọng tội”!

Kính thưa quý đồng hương, kính thưa toàn thể quốc dân đồng bào, hôm nay đây trên mảnh đất tự do này, với điều kiện sẵn có, nửa giấc mơ còn lại của chúng ta sẽ trở thành sự thực, với điều kiện mỗi một chúng ta phải nhận thức được rằng thời gian là hồi kèn thúc quân không cho phép chúng ta chờ đợi. Trang sử của dân tộc sẽ không có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản khi chúng ta buông xuôi, thua cuộc và trốn chạy, để rồi cứ đợi đến mỗi dịp ba mươi tháng tư về, chúng ta lại chỉ cùng nhau tụ lại như những cánh bèo bọt qua cơn nước lũ họp lại để khóc thương cho quá khứ đớn đau, tủi nhục của giống nòi.

Kính thưa quý đồng hương, kính thưa toàn thể quốc dân đồng bào, Ngày ba mươi tháng Tư là ngày tang thương của dân tộc, là ngày hờn tủi của núi sông! Hãy biến đau thương thành hành động. Phải thục hiện cho bằng được một nửa giấc mơ còn lại của chúng ta, mà cũng là ước vọng lớn lao nhất của toàn dân tộc.

Tổ Quốc Việt Nam đang réo gọi!
Hồn Thiêng Sông Núi đang mong chờ!

Bằng khối óc, bằng con tim hãy mau mau cứu lấy giống nòi, vì sự tồn vong của Tổ Quốc, kính mong quý đòng hương đừng say ngủ trên hạnh phúc nhỏ bé của riêng tư. Chúng phải tìm ra sinh lộ cho giống nòi vì đây là cơ hội cuối cùng của chúng ta để quyết định cho vận mạng Quốc Gia Dân Tộc. Và điều này, đối với chúng ta, những người Việt tỵ nạn cộng sản, với triệu khối óc, với triệu trái tim và với một sự đồng lòng chắc chắn chúng ta sẽ làm được!
DANH SÁCH CÁC QUÂN NHÂN THUỘC QUÂN LỰC VNCH
ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975
2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975
3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975
4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975
5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975
6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon
8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975
9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975
10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ
11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975
12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975
13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975
14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975
16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975
17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975
18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975
19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)
20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975
21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975
22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975
23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon
24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB- khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975
26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975
27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn
28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75
30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75
32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa
33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975
34
Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh : Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
35
Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
36
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
37
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
38
Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan CanhVung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.









 Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…
Nguyễn Hà Tịnh